Friday 9 November 2018

Annotation, Sử dụng annotation trong C# (asp.net mvc)

1. Data Annotaion.
  • Data Annotations được giới thiệu trong phiên bản .NET 3.5, là 1 bộ tập hợp các thuộc tính và các class được định nghĩa trong System.ComponentModel.DataAnnotations, dùng để bổ sung thông tin cho class với metadata. MetaData gồm 1 bộ các quy tắc được dùng để chỉ ra đối tượng nào cần được kiểm tra.
  •  Validation là một tính năng quan trọng trong ASP.NET MVC và được phát triển trong một thời gian dài. Validation vắng mặt trong phiên bản đầu tiên của asp.net mvc và thật khó để tích hợp 1 framework validation của một bên thứ 3 vì không có khả năng mở rộng. ASP.NET MVC2 đã hỗ trợ framework validation do Microsoft phát triển, tên là Data Annotations.

2. Data Annotaion là gì?

  • Trong .Net Framework, Data Annotaion dùng để thêm ý nghĩa mở rộng vào dữ liệu thông qua các thẻ thuộc tính. Thuận lợi của việc sử dụng tính năng của Data Annotation là chúng ta có thể quản lý dữ liệu được định nghĩa trong một vị trí hoặc không cần phải viết lại nhiều điều luật trên nhiều vị trí khác nhau.
  • Các thuộc tính của Data Annotation.
3.Áp dụng Data Annotation
  • Các thuộc tính Data Annotation cơ bản trong MVC Model:
  • Cách Sử dụng các thuộc tính:
Khi chúng ta sử dụng các thuộc tính này thì phải đặt chúng ở trong dấu [] và phải đặt nó ở trên trường mà chúng ta muốn validate

Ví dụ: 

Các thuộc tính khác cũng làm tương tự, mời các bạn xem ví dụ sau:



Sau đó các bạn run chương trinh sẽ ra kết quả như sau:



4. Tổng hợp về Data Annotation

Như vậy là chúng ta đã làm xong validate. Data Annotation trong asp.net mvc cho chúng ta thấy cách validate bây giờ trở nên thật dễ dàng, và tiện lợi nhưng không kém phần chặt chẽ cho ứng dụng mà chúng ta phát triển.

5. Phân tích data annotation

Chú thích dữ liệu (Data Annotation) trong Entity Framework giúp ta định nghĩa dữ liệu thuộc tính trực tiếp trong mã nguồn được gieo từ các bảng cơ sở dữ liệu và giúp bạn kiểm soát được dữ liệu nhập vào từ người dùng tốt nhất cũng như cách định nghĩa dữ liệu hiển thị trên giao diện.

6. Đánh giá về data annotation

Theo ý kiến cá nhân của mình thì annotation là một thư viện rất tốt, nó vừa giúp chúng ta validate một cách dễ dàng, và còn có một tính bảo mật cao.










Thursday 8 November 2018

ASP.NET MVC là gì? Tại sao bạn nên dùng nó?

ASP.NET MVC là gì? Tại sao bạn nên dùng nó?


1.Mô hình MVC.
  • MVC là một mẫu thiết kế (design pattern) chuẩn mà nhiều lập trình viên đã quen thuộc. Một số loại ứng dụng web sẽ thích hợp với kiến trúc MVC. Một số khác vẫn thích hợp với ASP.NET Web Forms và cơ thể postbacks. Đôi khi có những ứng dụng kết hợp cả 2 kiến trúc trên.
  • Mô hình MVC gồm 5 step.


2.ASP.NET là gì? 

ASP.NET MVC là một framework tuyệt vời hỗ trợ pattern MVC cho ASP.NET. Nếu bạn muốn hiểu ASP.NET MVC làm việc như thế nào, bạn cần phải có một sự hiểu biết rõ ràng về mô hình MVC. MVC là cụm từ viết tắt của Model-View-Controller, nó phân chia pattern của ứng dụng thành 3 phần - model, controller và view.
  • Model giúp lưu trữ dữ liệu của ứng dụng và trạng thái của nó. Nó là một cơ sở dữ liệu hoặc cũng có thể chỉ là một tập tin XML.
  • View được coi là một giao diện người dùng được sử dụng bởi khách truy cập trang web của bạn để nhìn thấy các dữ liệu. Các trang ASPX thường được sử dụng để hiển thị view trong các ứng dụng ASP.NET MVC.
  • Controller chịu trách nhiệm xử lý các tương tác của người dùng với trang web. Nó được sử dụng để xác định loại view nào cần phải được hiển thị. Controller cũng được sử dụng cho mục đích giao tiếp với model

3.Áp dụng mô hình MVC

Sau đây là các bước tạo một mô hình MVC. Mình sử dụng Visual Studio và áp dụng mô hình MVC trong ASP .NET MVC.


  •     Đầu tiên chúng ta chọn File -> New -> Project





  • Sau đó chọn Web -> ASP.NET Web Application(.NET Framework) và đặt tên là ProductDemo như hình dưới và nhấn ok để tiếp tục.




  • Tiếp theo ta chọn MVC như hình

  
  • Chọn Change Authetication để thiết lập tài khoản cho ASP .NET MVC nếu muốn. Nếu chọn thì chọn Individual User Accounts. Rồi nhấn ok để tiếp tục.



  • Và đây là giao diện khi ta tạo xong ASP .NET MVC. Trong hình này ta nhìn thấy Model, controller và View được thể hiện bằng màu xanh.


  • Cách tạo Model.
  • Trong Solution Explorer, nháy chuột phải vào thư mục Model, chọn Add,vào sau đó chọn class.


  • Sau đó đặt tên cho class là Product rồi nhấn add

  • Rồi ta viết thuộc tính cho  Product như hình dưới.


  • Cách tạo Controller
  • Trong Solution Explorer, nháy chuột phải vào thư mục controllers, chọn Add, vào sau đó chọn Controller.


  • Bên trong hộp thoại Add Scaffold, chọn MVC 5 controller with read/write actions và chọn Add và đặt tên ProductController.

  
  • Và đây là giao diện của ProductController


  • Trước khi tạo view ta cần tạo Context trước. Nó có nhiệm vụ đưa và lấy dữ liệu trong database.
  • Đầu tiên trong Solution ở chỗ productdemo  ta click chuột phải chọn add -> new folder và đặt tên là Context. Trong Context tạo một class tên là ProductContect và viết dữ liệu như hình dưới.




  • Cách tạo view
  • Ở dòng số 14 đoạn ActionResult Index() ta chọn chuột phải rồi nhấn add view. Các phần create, delete, edit làm tương tự.

  • Chọn như hình dưới. Tương tự với create, edit và delete tùy chỉnh.


  • Tiếp theo mở tập tin Web.cofig và sử lại dòng connectstring
  • <connectionStrings>
    <add name=”DefaultConnection” connectionString=”Data Source=(LocalDb)\MSSQLLocalDB;AttachDbFilename=|DataDirectory|\aspnet-ProductDemo-20181108084515.mdf;Initial Catalog=aspnet-ProductDemo-20181108084515;Integrated Security=True”
    providerName=”System.Data.SqlClient” />
    </connectionStrings>
     Thành 
  • <connectionStrings> <add name=”ProductContext” connectionString=”Data Source=DESKTOP-H42D9C7;Initial Catalog=ProductApps;Integrated Security=True” providerName=”System.Data.SqlClient” /> </connectionStrings>
  • Tùy chỉnh tên Theo SQL SERVER có trên máy của mình và chạy thử.
Vậy là đã xong các bước áp dụng trong mô hình ASP .NET MVC.
Tài liệu hướng dẫn: GitHub
4. Tổng hợp MVC.
  • Qua bài học mình rút ra được. MVC là một mô hình gần như tối ưu. Nó giúp chúng ta thao tác dễ dàng hơn. Dễ dàng quản lý code một cách khoa học. Thích hợp với nhiều đối tượng.
5. Phân tích MVC.
  • Mô hình MVC cho phép lập trình viên xây dựng ứng ụng web thành 3 vai trò :Model-View-Controller. Mỗi phần đảm nhiệm một vai trò.
    • Model (Khai báo đối tượng của class truy xuất database)
    • View (Hiện Thị)
    • Controller (Điều khiển đầu vào)
6. Đánh giá về mô hình MVC.
  • Mô hình MVC là một mô hình rất phổ biến trình bày theo một cấu trúc gọn nhẹ, dễ hiểu có khả năng kiểm chứng cao. Thích hợp với nhiều ứng dụng hay website, dễ dàng quản lí code và thiết kế web của mình.
  • Mô hình MVC với 3 phần model-view-controller là một logic giúp mình dễ dàng trong phát triển website.
  • Tuy nhiên, vì nó chia thành các phần riêng biệt khác nhau nên tốc độ xử lý sẽ chậm hơn so với không áp dụng MVC và nếu như dự án nhỏ mà áp dụng mô hình MVC thì thời gian xây dựng có lẽ sẽ lâu hơn không sử dụng mô hình.